Siêu phẩm Vaporfly được Nike tung ra mùa hè 2017 đã mở màn cho cuộc chạy đua của các hãng dụng cụ thể thao, với nhiều mẫu giày thi đấu với lớp đệm carbon liên tục được ra đời. Dường như các đôi “siêu giày” đã trở thành chuẩn mực mới của chạy bộ đường dài. Giờ đây, thật khó hình dung một VĐV lên podium, bất kể giải chuyên nghiệp hay phong trào, mà lại không dùng giày đệm carbon để chạy đua. Không quá lời khi cho rằng, cuộc chiến về thiết bị và công nghệ giữa các ông lớn Nike, adidas, Hoka, Saucony, ASICS, New Balance… mới chỉ bắt đầu.
Hãy thử giả thiết thế này.
Bạn sắm một đôi “siêu giày”, đế cao, đệm carbon, sản phẩm “huyền thoại” được cộng đồng chạy bộ trầm trồ mấy năm gần đây, và hẳn sẽ giúp bạn chinh phục dăm ba kỉ lục cá nhân. Bạn dùng đôi giày đó không chỉ trong các cuộc đua hay những bài tập quan trọng, mà cả những buổi chạy thường ngày, và bất chợt nhận ra mình chạy nhanh hơn hẳn mà không cần gắng sức nhiều hơn. Đôi chân không còn nặng nề nữa. Thế rồi bạn tự hỏi, tại sao không dùng đôi giày này trong mọi buổi chạy nhỉ?
Các chuyên gia khuyên bạn đừng vội vã thế. Không chỉ vì siêu giày có tuổi đời khá thấp trong khi giá thành khá cao. Sử dụng siêu giày trong mọi buổi tập có thể tăng nguy cơ chấn thương, hệ quả là bạn khó có thể thi đấu với phong độ cao nhất.
Mục lục
Shalaya Kipp là một VĐV Olympic ở nội dung 3000m vượt chướng ngại vật. Năm 2016, cô tham gia nhóm nghiên cứu của trường đại học Colorado đánh giá mẫu siêu giày đầu tiên của Nike. Nghiên cứu cho thấy mẫu giày mới này cải thiện 4% hiệu năng chạy bộ khi so sánh với các đôi giày đua tân tiến nhất thời điểm đó của Nike (Zoom Streak 6) và adidas (adizero Adios Boost 2). Chính con số 4% này là lý do Nike đặt tên dòng giày của mình là Vaporfly 4%.
Kipp hiện đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh lý học thể thao ở trường British Columbia. Cô nhìn nhận trên góc độ khoa học, “So với giày chạy đua truyền thống, những đôi “siêu giày” với đệm carbon về lý thuyết sẽ giảm nguy cơ chấn thương, nhờ tấm carbon cứng cùng với lớp đệm dày giảm áp lực lên bắp chân và gân Achilles, đồng thời giúp người chạy bộ hồi phục nhanh hơn.”
Lý thuyết ấy thật hấp dẫn. Nhưng nhớ rằng áp lực tạo ra khi bàn chân nện xuống mặt đường, nếu không tác động lên bắp chân hay gân Achilles, sẽ phải chuyển hoá đến phần nào khác của cơ thể.
Theo Brian Fullem, một chuyên gia về bàn chân thể thao ở Florida, đồng thời cũng là một chân chạy có hạng (PR 5k 14:25), một phần áp lực từ đôi siêu giày sẽ dồn lên phần giữa bàn chân. Brian là tác giả cuốn “Bàn chân và cổ chân khoẻ mạnh cho người chạy bộ”. Như khi bạn vung một cái roi da ra, nó sẽ bật trở lại. Cơ chế hoạt động của các đôi siêu giày sẽ tạo áp lực lên hệ gân và dây chằng, vượt quá khả năng đàn hồi của chúng, dẫn đến căng và rách gân, cơ, dây chằng. Fullem cũng ghi nhận một số trường hợp bị viêm cân gan chân sau khi sử dụng đôi siêu giày quá nhiều.
Một số bác sĩ lưu ý rằng các đôi siêu giày, cũng như nhiều giày chạy khác trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay, có phần mũi vểnh cong, nâng ngón chân cái lên khỏi mặt đất. Lý do không chỉ nằm ở tấm đệm carbon cứng và lớp đế cao, mà còn do thiết kế mũi giày cong kiểu này (thuật ngữ chuyên ngành: “toe spring”) giúp trọng lượng cơ thể chuyển dịch lên phần đế trước, với các khớp bàn ngón và khớp ngón chân giãn căng, hỗ trợ cơ thể tiến về phía trước. Các cơ ở bàn chân ít phải hoạt động hơn, về nguyên tắc sẽ tiết kiệm lực cho người chạy bộ, nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng hệ thống gân, cơ ở vòm chân, như cân gan chân.
Jared Ward, về hạng 6 ở Olympic 2016 nội dung marathon, cũng là một VĐV được Saucony tài trợ để phát triển dòng giày Endorphin Pro (siêu giày của Saucony có đế carbon), cho biết “Nếu tôi chạy qúa nhiều với đôi Endorphin Pro, bàn chân tôi sẽ bị ảnh hưởng. Tôi không rõ có phải do đế giày quá cứng hay không, nhưng đôi khi phần ức chân và vòm chân của tôi cảm thấy bị căng. Tôi buộc phải điều chỉnh sải chân và tư thế chạy.”
Đa phần chấn thương khi chạy bộ đến từ sự căng cứng lặp đi lặp lại – cùng một lực tác động liên tục, đều đặn lên một phần cơ thể dễ bị tổn thương. Như vậy, thay đổi đôi chút lực tác động này có thể giảm nguy cơ chấn thương.
Luân phiên đổi giày chạy, bất kể là với “siêu giày” hay các đôi giày thông thường, có thể góp phần vào sự thay đổi này. Một nghiên cứu công bố năm 2013 cho thấy, trong vòng 22 tuần tập luyện, những người dùng 2 đôi giày hoặc nhiều hơn, sẽ giảm được 39% nguy cơ chấn thương hơn sơ với người chỉ dùng 1 đôi duy nhất. Nghiên cứu này được tiến hành trước khi các siêu giày ra đời, nhưng giá trị của nó về sự đa dạng vẫn có thể áp dụng cho những dòng giày mới.
Trong bài viết về lựa chọn giày chạy bộ, các biên tập viên của Chay365 cũng cho rằng sử dụng mỗi đôi giày chuyên dụng cho các bài tập khác nhau sẽ đem lại lợi ích tốt nhất, hơn là chỉ dùng một đôi giày duy nhất.
Xem thêm: Top giày chạy bộ của Chay365
Shalaya Kipp cho biết cô thường luân phiên đổi giày chạy và địa hình chạy, đảm bảo rằng tư thế, bàn chân tiếp đất, guồng chân, sải chân của mình không cố định. “Nếu tôi giữ một dáng chạy duy nhất lặp đi lặp lại trong thời gian dài, cơ thể tôi sẽ cảm thấy căng ở một số điểm khư trú” – Kipp cho biết.
Xem thêm: Có nên luân phiên đổi giày chạy
Nhưng ai đó sẵn sàng chấp nhận nguy cơ chấn thương để chạy nhanh hơn thì sao? Xét cho cùng, tập luyện luôn tiềm ẩn khả năng chấn thương. Nếu dùng đôi siêu giày hàng ngày sẽ đem lại PR trong cuộc đua marathon, cũng đáng để đặt cược lắm chứ?
Thật hấp dẫn khi nghĩ rằng mỗi buổi chạy của chúng ta sẽ nhanh hơn và ít đau đớn hơn, với sự hỗ trợ của đôi siêu giày. Nếu bạn có thể tập chạy ở tốc độ cao hơn ở cùng mức gắng sức, điều này có thể đem lại một số lợi ích cho hệ thần kinh cơ. Cũng tương tự như khi tập chạy đổ dốc, trí não bạn sẽ điều khiển để guồng chân nhanh hơn, phù hợp với tốc độ tăng cao.
Ngoài ra, các cơ ít mỏi mệt hơn khi chúng ta dùng đôi siêu giày, đồng nghĩa với bạn có thể tập nặng hơn, hệ quả là chạy đua nhanh hơn. Jared Ward chia sẻ về bài tập biến tốc của mình “Lần đó tôi chạy bài biến tốc một dặm với đôi giày chạy đua đế mỏng cũ của mình, và ngay lập tức hai bắp chân cảm thấy nhói đau, khiến tôi quay trở lại với đôi Endorphin Pro”.
Nhưng ngay cả Ward, người chẳng phải lo ngại kinh tế bởi được Saucony tài trợ siêu giày đủ tập chạy hàng ngày, cũng không khuyên nên tập kiểu đó. Chạy mỗi kilomet nhanh hơn vài giây với cùng mức gắng sức không hẳn đồng nghĩa với bạn đã khoẻ hơn. Một số phần cơ thể của bạn trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng quả tim bạn không phải làm việc nhiều như trước. Đó là vấn đề của các đôi siêu giày. Bạn cảm thấy bài tập nhẹ nhàng hơn – đơn giản vì nó không tạo nhiều sức ép lên cơ thể bạn, ngay cả khi bạn chạy nhanh hơn.
Fullem cũng tán đồng quan điểm này, “Nếu đôi giày giúp bạn nhanh hơn, và bạn sử dụng ít năng lượng hơn để chạy nhanh hơn, rõ ràng bạn không thu lượm được nhiều sau bài tập. Siêu giày cũng như giày đinh chạy trong sân vận động, chúng chỉ được thiết kế cho các cuộc đua”.
Điểm chúng ta yêu nhất ở những đôi siêu giày – không cảm thấy mệt mỏi sau bài tập nặng – có thể trở thành nhược điểm trong ngày thi đấu marathon.
Cuộc đua marathon sẽ bào mòn dần người chạy bộ. Cơ thể của bạn cần sẵn sàng cho điều đó. Jared Ward chia sẻ, “Tôi không nghĩ rằng tập luyện 100% thời lượng với đôi siêu giày sẽ giúp bạn sẵn sàng cho trận chiến ấy, trừ khi bạn tập với khối lượng cực khủng”. Nhớ rằng, Jared Ward thường chạy không dưới 160 km mỗi tuần, vì thế “khối lượng cực khủng” theo định nghĩa của anh sẽ vượt xa mileage mà người chạy bộ thông thường có thể duy trì.
Cuối cùng, mỗi chúng ta nên tự trải nghiệm xem điều gì tốt nhất với bản thân mình. Ngay cả khi bạn đủ dư dả để dùng đôi giày 250 USD mỗi buổi chạy, đồng thuận hiện tại vẫn là nên để dành đôi siêu giày đó cho các bài chạy đặc biệt quan trọng.
Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]
[…] tuần của chị được không? Chị có dùng siêu giày adizero pro liên tục hay […]
[…] đủ. Xét theo sự bùng nổ của các đôi siêu giày có đệm carbon, sự dồn nén của cộng đồng […]
[…] sự kiện Breaking2 làm mốc (trước khi những đôi siêu giày đệm carbon ra đời), sự nghiệp của Eliud Kipchoge có thể chia […]
[…] Có nên dùng “siêu giày” trong mọi buổi ch&#… […]
[…] Có nên dùng “siêu giày” trong mọi buổi ch&#… […]