Cuộc khổ chiến trong “hoả lò” và sự xuất hiện của một nữ anh hùng mới

cự ly marathon, người Kenya vẫn dường như bất bại, nhưng hôm nay, trên chảo lửa Sapporo, một ngôi sao mới của làng marathon đã bất ngờ toả sáng.

8 năm về trước, khi nộp hồ sơ “thầu” đăng cai Olympic 2020, Tokyo đã “quảng cáo” về mùa hè của mình rằng: “Với thời tiết nhiều ngày nắng nhẹ, khoảng thời gian này là lý tưởng cho các vận động viên trình diễn hết khả năng của mình.” Đây rõ ràng là một pha chém gió lỡ mồm vì Olympic năm nay, Tokyo đón chào các vận động viên đến từ khắp thế giới với nền nhiệt tất cả các ngày thi đấu đều ở khoảng từ 32~35 độ C. Ánh nắng gay gắt khiến nhiệt độ ngoài trời cảm giác (real feel) như hơn 40 độ C.

Olympic Marathon: Sự trở lại của Nhà Vua

9 điểm nhấn cuộc đua marathon “chất chứa drama” Olympic Trials 2020

Làm Thế Nào Để Chuyển 3138 Bình Nước Cho Các Vận Động Viên Tranh Tài Ở Olympic Trials?

Điểm mặt các ứng viên của đường chạy marathon nữ

Đường chạy marathon ở Olympic Tokyo 2020

Tự nhận ra mình đã trót tiếp thị quá lố về thời tiết mùa hè, năm 2019, người Nhật bàn với uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) và quyết định chuyển 2 hạng mục bị ảnh hưởng lớn nhất bởi nhiệt độ trong Thế vận hội là Đi bộ nhanh 50km và Marathon từ thủ đô Tokyo lên tận thành phố Sapporo ở Hokkaido, hòn đảo lớn miền Bắc Nhật Bản. Hãy hình dung Đà Nẵng International Marathon (DNIM) được chuyển lên tổ chức tại Hà Giang để né nắng nóng. Thế nhưng, người tính chẳng bằng trời tính. Ngày tổ chức nội dung marathon nữ, nhiệt độ ban ngày ở Sapporo được dự báo lên đến 32 độ C và nắng gay gắt, trong khi đó, thủ đô Tokyo, nơi đáng nhẽ được chứng kiến môn thi thuộc hàng quan trọng nhất của Olympic này, lại dự báo nhiệt độ cao nhất chỉ là 31 độ và có lúc còn có mưa nhẹ giải khát.

Để chữa cháy cho pha xem thiên văn tệ hại này, Nhật Bản và IOC lại tung thêm một đòn nữa, cho các hãng truyền hình và người hâm mộ trên toàn thế giới ăn một cú lừa ngoạn mục. Buổi tối ngày 6/8, chỉ khoảng 12 tiếng đồng hồ trước khi diễn ra cuộc thi marathon nữ, ban tổ chức đột ngột thông báo là giờ xuất phát nội dung này sẽ được đẩy sớm lên một tiếng, từ 6 giờ thay vì 7 giờ sáng như kế hoạch ban đầu. Thế nhưng, nỗ lực này cũng chẳng gỡ gạc được tình hình bao nhiêu, vì từ khi các nữ tuyển thủ bước đến vạch xuất phát, mặt trời đã bắt đầu phun lửa bỏng xuống nền đường lơ thơ bóng cây bên lề công viên Sapporo Odori.

Tiếng súng lệnh xuất phát vang lên. Chẳng giống những cuộc chạy marathon khác, không có tiếng hét của các vận động viên ở vạch xuất phát, chẳng có tiếng hò reo của khán giả. Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, ban tổ chức yêu cầu tất cả nhân viên và vận động viên không nói chuyện trong suốt quá trình từ khi chuẩn bị cho đến thi đấu, còn chính quyền thì kêu gọi người dân không ra đường cổ vũ. Quang cảnh các cô gái lao đi dưới ánh nắng chói chang và không gian thinh lặng thật lạ lùng.

Đoạn đầu đường đua, các cô gái khá thận trọng và di chuyển bằng tốc độ “khiêm tốn”, với người dẫn đầu vượt qua mốc 5km ở 18:02 và 10km ở 36:16 (tốc độ hoàn thành FM thời gian 2:32:50 trong 10km đầu tiên). Đoàn đua tách làm 2 tốp lớn rõ rệt ở khoảng km10, với nhóm đầu tầm 40 ~ 50 vận động viên, nhưng sức nóng không khoan nhượng đã nhanh chóng phân hoá các nữ runner.

Để giúp các vận động viên chống chọi với cái nóng, tại các điểm tiếp nước, ban tổ chức đã bố trí thêm bàn phát túi nylon đựng đá lạnh. Trong đoạn đầu đường chạy, khi tới các bàn tiếp tế, ngoài với tay lấy chai nước, các cô gái đều nhặt túi đá và cố cầm theo càng lâu càng tốt để vừa chạy vừa áp lên người. Việc này chẳng khác nào uống thuốc độc để giải khát, bởi lẽ để mang theo được đá làm mát, các cô phải hy sinh lực tay cầm các túi đá nặng và động tác chạy cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số vận động viên nhanh chóng áp dụng các giải pháp riêng để khắc phục vấn đề này, người thì xé tung luôn túi cho nước đá chảy lên người, người thì nhét đá vào mũ đội lên đầu, còn một số thì cho thẳng vào áo lót. Các vận động viên cũng đành phải bỏ qua cách chạy giữa đường hay cắt góc các chỗ cua để giạt vào dưới bóng cây vốn rất hiếm hoi dọc đường, đánh đổi cự ly chạy tối ưu để tránh ánh mặt trời gay gắt.

Jepchirchir nhét nguyên cả túi đá vào sport bra

Trong 10km tiếp theo, khi đoàn đua bước vào đoạn đường lên dốc, tốc độ thì tăng dần còn quân số của tốp dẫn đầu thì giảm xuống nhanh chóng. Khi toán dẫn đầu tới mốc nửa đường, đồng hồ của ban tổ chức hiện con số 1:15:14 và chỉ còn 11 cô gái bám trụ lại. Con số này tiếp tục giảm nhanh khi tốp đầu chạy qua khu vực ngoại ô Sapporo và đại học Hokkaido. Bước sang vòng lặp lớn 8km lần thứ hai, Ruth Chepngetich của đội Kenya, người đang giữ chức vô địch thế giới, một trong các ứng cử viên huy chương vàng, đột ngột tụt lại ở km29 và đến km33 thì bỏ cuộc, chấp nhận DNF. Trong khi đó, khán giả khắp thế giới bắt đầu dồn sự chú ý vào một bất ngờ khác trong nhóm dẫn đầu, một bóng hồng lạ mặt đang bám sát gót các chân chạy sừng sỏ. Đó là Molly Seidel của đội Mỹ.

Trong lịch sử bộ môn marathon, Molly Seidel là nữ vận động viên có thành tích đứng thứ 299. Trong số 88 nữ vận động viên đứng trên vạch xuất phát ngày hôm nay, Seidel có kỷ lục cá nhân đứng tận thứ 20. Kể cả bạn có trừ 5 phút khỏi kỉ lục cá nhân của cô (2:25:13 ở London Marathon 2020) thì vẫn còn 10 nữ chiến binh khác xếp trên thành tích đó. Không chỉ có vậy, hôm nay mới là lần thứ ba Molly Seidel chạy marathon. Lần đầu tiên cô thử sức với cự ly 42,195km chính là vòng dự tuyển Olympic của Mỹ năm 2020, và lần thứ hai là ở London trong trời mưa lạnh giá. Khi tốp đầu rút xuống chỉ còn 4 vận động viên ở khoảng km36, kỷ lục cá nhân của 4 người lần lượt là 2:14~, 2:17~, 2:17~ và 2:25:~ (!)

Khi chỉ còn 5km nữa, hai nữ hoàng tốc độ người Kenya là Brigid Kosgei (kỷ lục thế giới marathon) và Peres Jepchirchir (kỷ lục thế giới half marathon) bắt đầu “hiển lộ thần oai” bứt phá. Tưởng chừng như cuộc đua giành huy chương đồng sẽ diễn ra vô cùng cam go khi Molly Seidel băng lên bám đuổi người đang chạy ở vị trí thứ 3 là vận động viên Kenya nhập tịch Israel Lonah Salpeter. Thế nhưng, khi vừa vượt qua cột mốc km38, người chạy nhanh đã phải chịu thúc thủ trước kẻ gan lì. “Không chịu nổi nhiệt” theo nghĩa đen, Salpeter tụt lại phía sau (Salpeter kết thúc giải đua ở vị trí thứ 66). Trong khi đó, Molly Seidel với đôi giày đệm lót carbon hạng “chiếu dưới” Deviate Nitro của hãng PUMA, vẫn đều bước chân, gắng sức không để bị gia tăng khoảng cách với 2 kỷ lục gia người Kenya đang cưỡi mây lướt gió bằng siêu giày “hạng nhất” của Nike và Adidas.

Tổng hợp các bài viết về điền kinh ở Olympic 2020

Bị Tào Tháo đuổi vẫn về hạng 6 ở giải Olympic Trials Marathon

Lão tướng Abdi Abdirahman và Galen Rupp giành vé đến Olympic Tokyo 2020

Trong khi 3km cuối cùng của cuộc đua là màn trình diễn tốc độ của người Kenya, với Peres Jepchirchir bằng những bước chạy đá sau cao và mái tóc tết tung bay dũng mãnh băng băng vượt lên thứ nhất, thì Molly Seidel lẳng lặng dốc hết tốc lực để rút ngắn khoảng cách với Brigid Kosgei. Tuy nhiên, quãng đường còn lại quá ngắn để Seidel có thể kịp đổi màu huy chương. Jepchirchir và Kosgei lần lượt về đích với thời gian 2:27:20 và 2:27:36 còn Seidel về sau Kosgei chỉ 10 giây vẻn vẹn. Tuy nhiên, vị trí thứ ba của Molly Seidel là một kỳ tích lẫy lừng, bởi lẽ tấm huy chương marathon nữ gần đây nhất mà Mỹ giành được là huy chương đồng của Deena Kastor, tận 17 năm trước tại Thế vận hội Athens 2004, thời mà người Kenya còn chưa chính thức trở thành bá chủ bộ môn này.

Molly Seidel nói rằng cô yêu thích cảm giác “nghiến nát từ từ” của cuộc chạy marathon. Ngày hôm nay, cô vào cuộc với mục tiêu là “để mọi người phải băn khoăn hỏi nhau: ‘Cô nàng này là ai vậy nhỉ?’” và xác định sẽ xung trận với tinh thần của một con chó ngao, quyết không để ai bắt nạt. Và Seidel đã thực hiện đúng lời, cô gần như chạy toàn bộ quãng đường mà không hề núp gió!

Xuất hiện trên tivi sau cuộc chạy đầy cam go và hùng tráng, Molly Seidel cảm ơn gia đình cùng bạn bè ở quê nhà và nói: “Tôi mệt quá rồi. Hãy uống một cốc bia để mừng cho tôi nhé.”

Một ngôi sao mới đã xuất hiện trên nền trời marathon. Chúng ta hãy cùng hy vọng sẽ còn nhiều dịp nữa để được nâng ly vì Seidel.

Kết quả Top 20 nam-nữ marathon Olympic Tokyo 2020

About the Author Nguyễn Kiến Quốc

  • […] VĐV marathon tranh nước, xô đổ cả bàn không để ai uống gây phẫn nộ Cuộc khổ chiến trong “hoả lò” và sự xuất hiện của một nữ anh hùng mới Chung kết 10000m: cái kết đẹp cho Sifan Hassan Olympic Marathon: Eliud […]

  • […] Cuộc khổ chiến trong “hoả lò” và sự xu&#7845… […]

  • […] hội”. 8 tuần sau khi hụt Huy chương Vàng tại “cuộc chiến trong hoả lò” ở Thế vận hội, Brigid Kosgei sẽ quay trở lại […]

  • […] Xem thêm: Cuộc khổ chiến trong hoả lò và sự xuất hiện … […]

  • >
    0 Shares